Phong cách trang trí nội thất tối giản được xây dựng từ nền móng được tạo nên bởi kiến trúc sư người Đức Ludwig Mies van der Rohe. Nguyên tắc cơ bản trong cách thiết kế nội thất này đó chính là “less is more” ( tạm dịch: càng ít thì càng tốt). Chính vì thế phong cách tối giản thường có rất ít đồ dùng nội thất trong cùng một phối cảnh không gian, các vật dụng trang trí nội thất cũng được hạn chế ở mức tối thiểu.
Những ngôi nhà được trang trí theo lối thiết kế này thường gây ấn tượng với mọi người nhờ vào sự đơn giản, trong sạch và tinh tế. Tuy không được trang trí quá nhiều, và số lượng màu sắc trong không gian cũng bị hạn chế, nhưng căn phòng của bạn lại ẩn chứa vẻ đẹp của nghệ thuật sắp xếp. Nhờ vào cách bố trí và phối hợp các đường nét trang trí một cách phù hợp, bố cục căn phòng sẽ trông như một tác phẩm nghệ thuật thật sự.
Những đặc trưng của phong cách trang trí nội thất tối giản
Đặc trưng đầu tiên và rõ ràng nhất của không gian Minimalist chính là bố cục của không gian. Thay vì cố gắng lấp đầy những khoảng trống, những căn nhà được trang trí theo phong cách nội thất này thường có nhiều khoảng không gian trống. Điều này giúp căn nhà trở nên thông thoáng, và tạo cảm giác rộng rãi hơn. Bên cạnh đó, những món đồ trong không gian tối giản cũng thường được bố trí theo nguyên tắc vòng tròn, với trọng tâm mà một món đồ bất kỳ nào đó.
Ví dụ nối với không gian phòng khách, người ta thường chọn chiếc bàn trà để làm trọng tâm cho căn phòng, và từ đó bố trí những chiếc ghế và các món đồ trang trí theo khung hình tròn. Bên cạnh đó, đặc trưng tiếp theo nằm ở màu sắc. Số lượng màu sắc được sử dụng cho phần trang trí của cả căn nhà thượng được giới hạn tại con số 3. Trong đó, ba màu sắc này sẽ được chia ra thành các cấp bậc khác nhau là màu nền, màu chủ đạo và màu nhấn.
Trong không gian nội thất tối giản, bạn nên hạn chế những vật dụng có các chi tiết quá cầu kỳ, hoặc có nhiều đường cong. Các vật dụng được thiết kế từ những đường thẳng, các mặt phẳng, và những đường cong nhẹ nhàng sẽ là sự lựa chọn thích hợp dành cho bạn. Các chi tiết bóng cũng có thể được sử dụng cho ngôi nhà tối giản. tuy nhiên bạn cần giới hạn ở mức độ vừa phải, và ưu tiên những đường thẳng.
Đối với ánh sáng cho ngôi nhà tối giản, bạn sẽ nhận thấy những khung cửa sổ cao chính là một trong những đặc trưng không thể thiếu cho các ngôi nhà có thiết kế nội thất theo phong cách này. Điều này giúp ngôi nhà đón được nguồn ánh sáng tự nhiên, và tạo cảm giác thông thoáng hơn cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, việc bố trí nguồn ánh sáng nhân tạo cho nhà cũng thường được bố trí theo chiều dọc khắp căn nhà, với những loại đèn có cường độ sáng cao.